1. Rụng tóc khi mang thai do thay đổi nội tiết
Căng thẳng trong thời gian dài có thể khiến tóc trở nên mỏng và dễ gãy rụng hơn. Tình trạng này được gọi là rụng tóc kiểu telogen effluvium (TE) và ảnh hưởng đến một phần nhỏ phụ nữ mang thai.
Tam cá nguyệt đầu tiên là lúc cơ thể cực kỳ căng thẳng bởi nội tiết tố dần thay đổi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này sẽ tác động đến tóc, thay vì trung bình rụng khoảng 100 sợi mỗi ngày thì bạn có thể mất đến 300 sợi.
Rụng tóc do thay đổi nội tiết tố có thể không xảy ra ngay. Thay vào đó, có thể mất khoảng từ 2 đến 4 tháng sau mẹ bầu mới bị rụng tóc. Đa phần, tình trạng này sẽ không kéo dài hơn 6 tháng và cũng không gây rụng tóc vĩnh viễn.
2. Chế độ dinh dưỡng
Cơ thể mẹ bầu cần thêm nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Nếu không bổ sung đủ protein, vitamin và khoáng chất, bạn có thể gặp phải hiện tượng rụng tóc. Thêm vào đó, việc hấp thụ dư thừa vitamin A sẽ gây ra tác dụng ngược và khiến tóc, da bị ảnh hưởng.
3. Yếu tố di truyền
Có thể bạn chưa biết nhưng thực ra rụng tóc khi mang thai cũng mang tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu bố mẹ từng gặp phải vấn đề này thì bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
4. Rụng tóc khi mang thai do vấn đề sức khỏe
Mẹ bầu bị rụng tóc cũng có thể là do các vấn đề về sức khỏe như